Những kiểu người không nên giao thiệp nếu không rước hoạ vào thân

Thứ ba - 11/12/2012 21:05

Những kiểu người không nên giao thiệp nếu không rước hoạ vào thân

Hãy học cách “làm phép trừ” cho cuộc sống căng thẳng của bạn: 3 bữa tiệc không tham dự, 3 kiểu họ hàng không đi, 3 thứ không so sánh với hàng xóm.

Hãy học cách "làm phép trừ" cho cuộc sống căng thẳng của bạn. Cố gắng không đến những buổi tụ tập vô nghĩa và tránh xa những người mà bạn không cảm thấy thoải mái càng sớm càng tốt.


Ba bữa tiệc không tham dự


Buổi họp lớp đầy những so sánh nhàm chán

Có người từng đặt ra một câu hỏi rằng bạn sợ nhất điều gì? Câu trả lời của hầu hết mọi người là - tham dự một buổi họp lớp. Tình cảm bạn bè cùng lớp là điều đáng quý, nhưng theo thời gian, có những mối quan hệ lại dần dần biến chất.

Bạn nói chuyện với họ về các mối quan hệ, họ nói chuyện với bạn về nhà cửa; bạn nói chuyện với họ về cuộc sống, họ nói chuyện với bạn về kinh doanh. Những bữa tiệc với những so sánh nhàm chán hoàn toàn là giao lưu xã hội không hiệu quả và lãng phí thời gian quý báu mà lẽ ra có thể dùng để nghỉ ngơi.

Những ngày nghỉ lễ là khoảng thời gian rất quý báu, thay vì trò chuyện và so sánh bản thân với một nhóm người, tốt hơn hết bạn nên dành thời gian cho gia đình, nghỉ ngơi thật đàng hoàng để sau đó bắt đầu một năm mới thật nhiệt huyết.

Những cuộc nhậu nhẹt không chân thành

Không có người bạn thực sự trên bàn rượu, và tình bạn ở bàn rượu cũng không thể vượt ra ngoài bàn ăn. Những người trao đổi số điện thoại với bạn tại bàn rượu, sau cùng sẽ trở thành những "người bạn thây ma" của bạn trong danh bạ. Đừng đến những cuộc tụ tập không gì khác ngoài cái vẻ hào nhoáng, những bữa tiệc rượu vô nghĩa chỉ khiến bạn mệt mỏi hơn mà thôi.

Những cuộc gặp gỡ đó có thể khiến con người ảo tưởng rằng họ có nhiều mối quan hệ và đang phát đạt trong cuộc sống, nhưng thực ra nó chỉ là một tòa lâu đài bằng cát, sẽ bị gió thổi bay. Nếu bạn muốn nhận được sự tôn trọng và công nhận thực sự, điều bạn phải làm là không ngừng xây dựng sức mạnh bản lĩnh của riêng mình.

Bữa tối với những người không hợp mình

Không cần ép bản thân vào những mối quan hệ mà bản thân không cảm thấy có thể hòa nhập. Nếu trình độ nhận thức và sức mạnh của mọi người không cùng tầm, miễn cưỡng đến với nhau sẽ chỉ khiến tất cả trông rất khó xử. Cho dù gặp bao nhiêu ông chủ lớn và những người tuyệt vời, nếu khả năng của bạn không thể sánh được với họ thì mối quan hệ của bạn sẽ không là gì.

Nếu bạn không thuộc cùng một tầng lớp với người khác, bạn có cố gắng khiêm tốn để chen vào thì cuối cùng vẫn chẳng hơn gì một người ngoài cuộc. Bản chất của giao tiếp giữa các cá nhân là một quá trình trao đổi xã hội. Nếu không có sự trao đổi có giá trị ngang nhau, tương tác xã hội đó sẽ là vô nghĩa.

Thay vì kiễng chân lên để nhìn thế giới của người khác, tốt hơn hết bạn nên tập trung vào việc điều hành mạng lưới xã hội của riêng mình. Khi sức mạnh của bạn tăng lên, những mối quan hệ tốt hơn sẽ tự nhiên sẽ tới với bạn.


Ba kiểu họ hàng không đi


Kiểu họ hàng ghét người nghèo, yêu người giàu

Khi đang ở trong giai đoạn khó khăn, bị coi thường không phải chuyện hiếm gặp. Nhưng nếu sự coi thường đó tới từ chính những người thân của mình, vậy thì còn đáng buồn hơn.

Dù "một giọt máu đào hơn ao nước lã" nhưng mối quan hệ thân thiết cũng cần chúng ta lưu tâm, những kẻ thêm lời xúc phạm vào vết thương khi gặp khó khăn, và những kẻ thay đổi thái độ khi gió đổi chiều, sớm muộn gì cũng phải tránh xa.

Người không nên rời đi sẽ không rời đi, người không nên so sánh sẽ không so sánh. Đừng tìm kiếm rắc rối, đừng miễn cưỡng với những người bạn không thích. Cuộc đời rất ngắn ngủi, làm bản thân hài lòng là điều quan trọng nhất.

Người thân chỉ biết nhận lại mà không biết cho đi

Có người nói mối quan hệ lạnh nhạt nhất giữa họ hàng với nhau là khi bạn coi họ như người thân, còn họ coi bạn như người ngoài. Bạn trả tiền cho họ, nhưng họ lại tính toán với bạn. Những người chỉ biết nhận lại mà không biết cho đi chỉ đơn thuần là những người đội lốt người thân, người vô ơn tất sẽ vô lễ, đối với những người như vậy, nên tránh xa càng sớm càng tốt.

Người thân thực sự không được quyết định bằng huyết thống mà bằng việc họ có quan tâm đến bạn và có tử tế với bạn hay không. Biết ơn và quan tâm lẫn nhau, bạn cho tôi đào, tôi đáp lại bạn bằng đào, đây là con đường lâu dài để mọi người hòa hợp với nhau.

Người thân phẩm hạnh không đoan chính

Những người lười biếng, vô lương tâm luôn bị ám ảnh bởi những thói quen xấu, họ không có ham muốn tiến bộ, chỉ dựa vào sự hỗ trợ của người thân và bạn bè để tồn tại. Bạn giúp đỡ anh ta vì lòng tốt nhưng anh ta lại luôn được nước lấn tới, luôn thích ngồi mát ăn bát vàng, với những người như vậy, tốt nhất bớt qua lại.

Người xưa có câu: "Thà giúp người lúc khẩn cấp còn hơn giúp kẻ lười biếng, giúp người khó khăn chứ không giúp người nghèo". Lòng tốt cũng cần khác nhau ở mỗi người, làm việc tốt cũng cần có cái độ. Đối với những người thân có phẩm hạnh xấu như vậy, không tới thăm hỏi cũng không cần áy náy.


Ba thứ không so sánh với hàng xóm


Không so sánh sự giàu có

Rất nhiều người có thói quen ghen tị với những người có công việc tốt và cuộc sống huy hoàng. Sự ghen tị có thể cho chúng ta động lực để tiến bộ, nhưng sự so sánh có thể khiến cuộc sống như vực thẳm. Nhiều rắc rối trong cuộc sống bắt nguồn từ sự so sánh mù quáng của chúng ta với người khác.

Nên tránh sự so sánh giữa hàng xóm với nhau. Người giàu có nỗi khổ của người giàu, người nghèo có sự bình yên của người nghèo. Nhìn cuộc đời của người khác lâu tới mấy, sau cùng cũng phải quay về canh tác mảnh đất của mình, đừng để tiết tấu của người khác làm xáo trộn cuộc sống của bản thân. Có một câu nói rất hay rằng: "Người biết đủ thì nghèo về vật chất nhưng lại giàu về tâm hồn; kẻ tham lam thì giàu về vật chất nhưng nghèo về tâm hồn". Không cần phải ngước nhìn người khác, chỉ có người biết hài lòng mới luôn hạnh phúc.

Không so sánh con cái

Có lẽ mỗi người trong chúng ta đều từng bị so sánh với "con nhà người ta". Chúng ta lớn lên trong cái bóng của "con nhà người ta", và khi lớn lên, chúng ta để con cái sống như mình khi còn nhỏ. Thực ra, mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, sự so sánh mù quáng không chỉ làm mất đi sự tự tin của trẻ mà còn làm tổn hại đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Dù thông minh hay ngốc nghếch, một cuộc sống bình yên và suôn sẻ mới là điều hạnh phúc nhất. Mỗi một đứa trẻ có phúc của riêng mình, có con đường đời của riêng mình. Không so sánh con cái với những người khác là ý thức tự giác lớn nhất của bậc làm cha mẹ.

Không so sánh vật chất

Rất nhiều người để ý tới cái gọi là sĩ diện, xe phải là xe sang, quần áo phải là hàng hiệu. Để chứng tỏ mình sống rất tốt, nhiều người chọn cách dùng sự hào nhoáng bên ngoài để che đậy, để có được tôn trọng và công nhận. Trên thực tế, kiểu "đánh lừa" này thực chất là dấu hiệu của sự yếu đuối bên trong. Dù có phô trương, hào nhoáng đến đâu thì đó cũng chỉ là lớp kem trên chiếc bánh trong cuộc sống.

Tài sản bên ngoài của bạn dù quý giá đến mấy nhưng nếu tài năng và đức hạnh không tương xứng với chúng, chúng sẽ chỉ bộc lộ sự tự ti bên trong bạn. Thay vì đóng gói bản thân dưới những hình thức bên ngoài, tốt hơn hết hãy trưởng thành trong im lặng và làm phong phú nội tâm mình. Hãy nhớ rằng, phô trương đến mấy cũng không bao giờ sánh được với sự viên mãn bên trong.

Khi một người đến một độ tuổi nhất định, người ta phải vứt bỏ bốn thứ: những bữa tiệc rượu vô nghĩa, những người không thương mình, những người bạn đạo đức giả và những người thân coi thường mình. Khi con người đến tuổi trung niên, họ học cách làm phép trừ cho cuộc sống.

Đừng bị điều khiển bởi cái gọi là "các mối quan hệ", trong năm mới hãy tập trung bước đi trên con đường của chính mình. Đừng đặt quá nhiều tâm huyết và thời gian của bạn cho những thứ phù phiếm bên ngoài. Nửa cuộc đời còn lại, mong bạn học được cách tập trung và vững vàng, trong năm mới, mong những người xung quanh bạn là những người thực sự quan tâm đến bạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn